Dieu Hoa Yeu Dien 1

Nguyên nhân và cách khắc phục “máy điều hòa không làm lạnh” 2021

Nguyên nhân và giải pháp xử lý điều hòa không lạnh

Điều hòa nhiệt độ hay máy lạnh vẫn hoạt động bình thường mà không khí lại kém lạnh, không đủ lạnh sâu cho cả căn phòng của mình. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này, mình sẽ liệt kê dưới đây để bạn đọc tiện theo dõi:

1. Điều hòa chạy không đủ điện hoặc quá tải điện áp:

máy điều hòa không làm lạnh
Điều hòa bị yếu điện

Mùa hè năm nay rất nóng, theo dự báo thời tiết có khi lên đến 40 – 41 độ kết hợp với hiệu ứng nhiệt đường phố tăng lên 1 – 2 độ. Do vậy, lượng điện tiêu thụ để sử dụng vào làm mát tăng vọt, tại các thành phố lớn thì hiện tượng quá tải điện ít sảy ra hơn so với vùng quê tuy nhiên điện áp quá tải cũng là một trong những nguyên nhân gây nên điều hòa không lạnh.

Ở vùng quê thì thường xuyên gặp tình trạng điện yếu vào cuối buổi hàng ngày, nếu bạn sử dụng điều hòa vào những thời điểm như vừa gây ra hiệu suất làm lạnh kém ở điều hòa mà còn làm giảm tuổi thọ của điều hòa đáng kể.

Giải pháp nhanh:

  • Sử dụng đồng hồ đo điện áp để kiểm tra dòng điện nhà mình nếu điều hòa không lạnh và cảm thấy điện áp thấp hoặc quá tải.
  • Sử dụng thêm các máy ổn áp để sử dụng điện được ổn định hơn.
  • Tránh lúc cao điểm ra để bật điều hòa, như vậy sẽ tốt hơn.

2. Điều hòa không lạnh sâu do kém vệ sinh:

máy điều hòa không làm lạnh
Điều hòa lâu không vệ sinh

Vấn đề muôn thủa này mình lại muốn nói lại với bạn, một trong những nguyên nhân dễ dàng nhận ra nhất đó là điều hòa của bạn sử dụng lâu ngày rồi, không vệ sinh dàn lạnh và lưới lọc dàn lạnh định kỳ.

Định kỳ khoảng 1 năm thì bạn nên vệ sinh lưới lọc và dàn lạnh để điều hòa hoạt động tốt hơn. Để vệ sinh được dàn lạnh thì cần phải có những dụng cụ chuyên biệt như: túi đựng nước, vòi áp lực, … mới có thể vệ sinh sạch sẽ đúng cách được.

Giải pháp nhanh:

  • Trước mắt thì bạn có thể tự tháo vỏ dàn lạnh rồi lấy lưới lọc ra vệ sinh bằng nước và tiếp tục sử dụng.
  • Tiếp theo đó bạn hãy gọi điện cho chúng tôi Thoca.net các kỹ thuật viên chuyên làm dịch vụ vệ sinh điều hòa sẽ có các công cụ cần thiết đến để vệ sinh điều hòa cho gia đình bạn một cách chuyên nghiệp nhất.

3. Bật sai chế độ của điều hòa:

máy điều hòa không làm lạnh
Bật sai chế độ của điều hòa

Bản thân bọn mình được gọi điện đến để kiểm tra các điều hòa không lạnh thì rất ngạc nhiên là rất nhiều bạn không biết sử dụng các chức năng của điều hòa cho đúng. Bật sai chế độ điều hòa cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra cảm giác nóng chưa đúng với chức năng của điều hòa.

Các hãng khác nhau: Panasonic, Daikin, Hitachi, Misu,… thì có các chức năng làm lạnh khác nhau tuy nhiên quy chung lại cũng chỉ có chế độ làm lạnh nhất là Cool (với biểu tượng bông tuyết) bạn có thể bật chế độ này là mức độ lạnh và lạnh sâu nhất cho phòng mình.

Giải pháp nhanh:

Kiểm tra lại điều khiển điều hòa của nhà mình xem các chế độ đã điều chỉnh đúng chưa. Nếu ngoài trời đang nóng tốt nhất bạn chọn chế độ lạnh nhất là Cool (hình bông tuyết) để căn phòng được lạnh sâu nhất.

máy điều hòa không làm lạnh
Các chế độ của điều hòa

4. Điều hòa bị chảy nước:

máy điều hòa không làm lạnh
Điều hòa bị chảy nước

Hiện tượng này thường xuyên gặp trong cuộc sống hàng ngày làm cho điều hòa hoạt động kém hiệu quả không lạnh. Nguyên nhân tình trạng điều hòa bị chảy nước này là do ống, rãnh thoát nước sử dụng lâu ngày có thể bị mọc rêu gây nghẽn không thoát được nước thải dẫn đến điều hòa dàn lạnh bị rò nước.

Không loại trừ khả năng thiết kế lắp đặt ban đầu sai kỹ thuật đầu ống thoát nước không có độ dốc đủ lớn nên khả năng thoát nước chậm, trường hợp này bạn cần kiểm tra lại kỹ.

Nếu làm theo hướng dẫn trên vẫn chưa được bạn có thể đọc bài viết chi tiết hơn của chuyên gia Thợ Cả về cách xử lý điều hoà bị chảy nước tức thì.


5. Tính sai dung tích điều hòa cho căn phòng:

máy điều hòa không làm lạnh
Dung tích của điều hòa dùng trong phòng

Nhiều trường hợp gia đình có nhiều phòng to nhỏ khác nhau. Phòng ngủ diện tích khoảng 15 m2 bạn chọn cho mình điều hòa 9000 BTU nhưng phòng khách to hơn rộng hơn mà bạn vẫn chọn cho mình một chiếc điều hòa 9000 BTU thì không thể làm lạnh tốt được.

Giải pháp nhanh:

Lựa chọn công suất điều hòa phù hợp với các loại căn phòng trong gia đình mình. Bạn có thể nghe theo tư vấn lắp đặt điều hòa của Thoca.net như sau:

  • Diện tích phòng nhỏ hơn 15 m2: chọn điều hòa 9000 BTU.
  • Diện tích phòng từ 16 m2 đến 22 m2: chọn điều hòa 12.000 BTU.
  • Diện tích phòng từ 23 m2 đến 30 m2: chọn điều hòa 18.000 BTU.
  • Diện tích phòng lớn hơn 31 m2: chọn điều hòa 14.000 BTU.

Diện tích lớn hơn nữa có thể kết hợp nhiều loại điều hòa khác nhau để căn phòng được lạnh nhất và tiết kiệm điện nhất.


6. Điều hòa bị thiếu Gas hoặc hết Gas:

máy điều hòa không làm lạnh
Điều hòa thiếu Gas hoặc hết Gas

Điều hòa mua mới sử dụng thì rất tốt, lạnh sâu. Tuy nhiên sau quá trình sử dụng lâu dài, dàn lạnh để ngoài trời bị ảnh hưởng bởi thời tiết nắng mưa khiến cho các mối hàn có thể bị hở và bị xì ga. Theo đó về lâu dài điều hòa nhà bạn sẽ bị thiếu ga hoặc hết ga, khiến cho hiệu suất làm lạnh của điều hòa kém đi.

Giải pháp nhanh:

  • Sử dụng đồng hồ đo áp suất Gas để kiểm tra xem bình gas có thiếu không và thiếu bao nhiêu. Để từ đó bơm bổ xung lượng ga tương ứng.
  • Kiểm tra ống đồng, các mối hàn xem có bị rỉ hay hở không bằng bọt xà phòng. Nếu có thì xử lý bằng phương pháp hàn hoặc cắt bỏ thay mới.
  • Cá nhân mình nghĩ công việc này cần phải có thiết bị và chuyên môn nên tốt nhất bạn hãy gọi đến dịch vụ sửa chữa điều hòa để đội ngũ kỹ thuật kiểm tra và sửa giúp bạn.
  • Xem thêm bài viết chi tiết cách nhận biết và xử lý điều hoà hết Gas từ chuyên gia.

7. Máy nén điều hòa không chạy:

Máy nén là một thiết bị vô cùng quan trọng của điều hòa. Nếu máy nén bị lỗi gì đó mà không chạy thì chiếc điều hòa của bạn không thể tỏa hơi lạnh mà chỉ có quạt không khí như quạt bình thường mà thôi.

Kiểm tra các lỗi sau có thể khiến cho máy nén điều hòa không chạy:

  • Không có nguồn điện cấp cho máy nén.
  • Contacto không đóng (Vì khi máy có công suất từ 1.5hp trở lên thì sẽ có contacto và khi điện vô mà contacto không đóng thì sẽ không có điện qua máy nén).
  • Tecmic hư ( thiết kế của tecmic là khi dòng điện quá cao hay quá tải thì lưỡng kim của tecmic sẽ mở ra và khi đó sẽ không có dòng điện vô máy nén. Tecmic là bộ phận để bảo vệ quá dòng khi dòng điện thất thường).
  • Cháy một trong các cuộn dây động cơ bên trong, trường hợp này có thể dẫn tới nhảy CB nguồn.
  • Dây khiển từ dàn lạnh ra dàn nóng bị đứt( Điện sẽ không cấp cho đuôi nóng và từ đó thì cũng sẽ không cấp cho máy nén).
  • Board mạch hư: Board hư khiển và dẫn đến tình trạng không khiển cho dàn nóng được.

Giải pháp nhanh:

Đây là tình trạng phức tạp, tốt nhất bạn điện thoại cho các bên làm dịch vụ sửa chữa điều hòa để họ cử kỹ thuật đến kiểm tra, đo đạc và tư vấn sửa chữa cho bạn.


8. Điều hòa bị hỏng tụ Lock (K3):

Nguyên nhân cũng thường gặp ở các điều hòa sử dụng lâu ngày mà không lạnh đó là hỏng tụ Lock (K3) đây là từ chuyên ngành kỹ thuật. Nếu K3 bị hỏng thì điều hòa của bạn không thể làm ra hơi lạnh được.

Giải pháp nhanh:

Liên hệ với dịch vụ sửa điều hòa để họ cử kỹ thuật xuống kiểm tra sau đó tư vấn sửa hay thay mới K3 cho bạn.


9. Điều hòa bị hỏng bảng mạch Board:

Bảng mạch Board là bộ phận điều khiển toàn bộ hoạt động của điều hòa, tại đây có các phím điều khiển chức năng và các đèn thông báo lỗi: đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng. Nếu bạn thấy hiện tượng đèn thông báo nháy loạn thì có thể có lỗi bảng mạch Board rồi đó. Tùy vào triệu chứng thì bạn có phương án xử lý khác nhau.


10. Điều hòa bị hỏng quạt dàn nóng:

Điều hòa không lạnh thì bạn có thể kiểm tra cục nóng bên ngoài xem quạt có chạy không. Nếu quạt to ở cục nóng không chạy mà điều hòa vẫn đang bật bình thường thì lập tức tắt điều hòa, tránh để lâu sẽ dẫn đến hỏng lây sang các bộ phận, chức năng khác.


11. Điều hòa bị hỏng quạt dàn lạnh:

Điều hòa không thấy lạnh bạn hãy kiểm tra dàn lạnh của mình xem có hơi lạnh phả ra từ đó không. Các tốt nhất là bật chế độ lạnh nhất 16 độ, sau đó để tay gần dưới cánh của dàn lạnh xem có hơi lạnh không. Nếu không có hơi lạnh thì rất có thể quạt dàn lạnh của bạn đã bị hỏng rồi đó.

Nếu gặp tình trạng trên thì hãy gọi ngay cho dịch vụ sửa điều hòa gần bạn nhất để họ cử người xuống kiểm tra, tư vấn sửa hoặc thay mới quạt dàn lạnh.


12. Nhiệt độ phòng và ngoài chênh lệch lớn:

Rất nhiều bạn không để ý rằng bình thường mình bật 27 – 28 độ là lạnh lắm rồi, đêm ngủ mát lắm rồi. Vậy mà mấy hôm nóng nhiệt độ ngoài trời 40 – 41 độ, phòng thì bật đến 20 độ vẫn không thấy lạnh sâu. Nguyên nhân là do độ chênh lệch nhiệt độ quá lớn dẫn đến tình trạng điều hòa không lạnh này.

Đây không phải lỗi của điều hòa nên bạn chịu khó thích nghi và sử dụng các chức năng điều hòa cho hợp lý. Kết hợp bật thêm quạt và quạt phun sương trong phòng. Điều này giúp bạn tiết kiệm điện hơn rất nhiều là hạ thấp nhiệt độ của điều hòa.


13. Thiết kế điều hòa sai kỹ thuật:

Thông thường thì khi mua mới lắp đặt điều hòa thường do các bạn kỹ thuật của siêu thị hay cửa hàng lắp đặt. Vì một lý do nào đó như thời tiết hôm đó mưa, nắng mà các bạn ấy tư vấn lắp đặt dàn nóng, dàn lạnh, độ cao của ống thoát nước cho bạn chưa hợp lý. Dẫn đến tình trạng điều hòa chạy không mát vào những ngày nóng cao điểm.

Bạn cần kiểm tra lại xem điều hòa nhà mình có lắp đúng theo các tiêu chuẩn sau đây hay không:

  • Dàn lạnh không được lắp trên tường nóng, tường bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
  • Dàn lạnh phải được hướng vào vị trí trung tâm, nhiều người sử dụng: bàn uống nước, bàn ăn cơm, giường, …
  • Cục nóng phải được hướng ra ngoài, hơi nóng thổi ra ngoài chứ không được thổi vào nhà hoặc tường nhà.
  • Ống thoát nước ở dàn lạnh phải có độ dốc > 10 độ giúp dễ dàng thoát nước, tránh ngưng đọng.
  • Độ dài ống đồng từ dàn lạnh ra cục nóng khoảng 3 m và được cuộn tròn giúp cho điều hòa hoạt động tốt và tránh được tiếng ồn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan