Thay Day Curoa Cho May Giat 1

Khi nào cần thay dây Curoa máy giặt? Hướng dẫn các bước thay dây Curoa máy giặt tại nhà

Khi nào cần thay dây curoa? Các loại dây curoa thường gặp

Bạn cần thay dây curoa cho máy giặt khi:

  • Máy giặt phát ra âm thanh ồn ào trong lúc máy đang hoạt động.
  • Lồng giặt không quay, máy giặt không hoạt động.
  • Phát hiện dây curoa bị giãn, hỏng, tụt, đứt.
  • Dây curoa bị đứt có thể do phần trục chuyển động của máy giặt bị đơ, các bộ phận bi, bạc, phớt đã bị hỏng,…

khi nào cần thay dây curoa máy giặt

Các loại dây curoa

Với các loại máy giặt truyền động gián tiếp, chuyển động quay của lồng giặt được thực hiện thông qua dây curoa nối giữa động cơ (motor) của máy giặt và lồng giặt.

Khi động cơ của máy giặt được khởi động, dây curoa sẽ truyền lực quay từ động cơ lên lồng giặt qua bánh đà (ròng rọc) được gắn bên dưới hoặc phía sau lồng giặt, giúp xoay lồng giặt. Vì vậy, sau 1 thời gian dùng dây curoa, cần kiểm tra dây còn hoạt động tốt hay không.

Các kích cỡ dây curoa thường là: M18, M18.5, M19, M19.5, được nhà sản xuất in mã số trực tiếp trên dây giúp chúng ta có thể dễ dàng phân biệt.

khi nào cần thay dây curoa máy giặt

Để chắc chắn, bạn có thể liên hệ hãng sản xuất hoặc nơi bán để biết chính xác loại dây curoa của máy giặt mình là loại nào? Các hãng cũng thường có bán đầy đủ các loại dây của máy giặt để phục vụ nhu cầu thay thế cho khách hàng của mình.

Nếu bạn nhận thấy máy giặt của mình đang bị chậm, quần áo vắt không hết nước, tốc độ quay của lồng giặt bị giảm hoặc nghe được những âm thanh ồn ào khi máy hoạt động. Thì có lẽ đã đến lúc bạn cần thay dây Curoa mới cho chiếc máy giặt của mình rồi. Vì đây có thể là biểu hiện của việc dây Curoa bị đứt hoặc bị giãn quá mức sau một thời gian dài sử dụng. Hãy cùng Rada tìm hiểu nhé:

Phân loại máy giặt:

khi nào cần thay dây curoa máy giặt
Hệ truyền động trên máy giặt sử dụng dây curoa

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy giặt, phong phú về cả hình thức, mẫu mã lẫn tính năng. Nhưng nếu xét về cơ cấu truyền động của lồng giặt thì ta có thể chia máy giặt thành 3 loại chính như sau:

  • Loại 1: Dòng máy giặt cửa đứng: đây là thế hệ máy giặt đời đầu với cơ cấu truyền động bằng dây Curoa cho tất cả các bộ phận như: bơm nước, bơm xả, lồng giặt,…
  • Loại 2: Máy giặt cửa ngang: đây là loại có cơ cấu truyền động được tách riêng và điều khiển độc lập thông qua bảng điều khiển điện tử. Có cơ cấu truyền động lồng giặt bằng dây đai truyền trực tiếp từ motor máy tới lồng giặt.
  • Loại 3: Máy giặt truyền động trực tiếp: đây là thế hệ hiện đại, mới nhất hiện nay và xuất hiện sau 2 loại trên.
Xem thêm  Chỉ số eer là gì? Lợi ích mà EER mang lại trong sử dụng điện

Trong 3 loại máy giặt này thì chúng ta sẽ quan tâm đến 2 loại đầu vì chúng sử dụng dây Curoa nên sẽ gặp vấn đề dây Curoa bị mòn hoặc bị giãn, cần được thay mới.

Ưu nhược điểm của cơ cấu truyền động dây Curoa

Ưu điểm: loại máy giặt phổ biến nhất hiện nay vẫn là loại có sử dụng dây Curoa vì chúng sở hữu công nghệ lâu đời cùng giá thành rẻ. Truyền động dây Curoa còn có cơ cấu đơn giản, dùng loại motor đúng chuẩn, lực kéo khỏe, dễ thay thế,…

Nhược điểm: phần dây Curoa hay bị giãn dẫn tới hiện tượng trượt đai khi máy quay ở tốc độ cao trong quá trình vắt, kèm theo đó là tiếng ồn to do ma sát giữa dây đai và bánh đai. Nếu trong quá trình sử dụng, bạn nhận thấy hiện tượng máy không vắt, giặt yếu, kêu to, rung lắc mạnh,.. gần như đều liên quan đến dây Curoa.

Khi nào cần thay dây Curoa mới cho máy giặt?

khi nào cần thay dây curoa máy giặt

Khi máy giặt xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Máy giặt không hoạt động
  • Lồng giặt không quay hoặc có quay nhưng chậm
  • Máy giặt chậm, vắt yếu
  • Phát ra tiếng ồn lớn khi hoạt động
  • Phát hiện dây Curoa bị hỏng, tụt, đứt hoặc bị giãn.

Các loại dây Curoa máy giặt

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại dây Curoa có kích cỡ khác nhau như: M18, M18.5, M19, M19.5 dùng để thay thế cho các dòng, các hãng máy giặt khác nhau. Khi chọn mua, bạn nên chọn mua loại dây Curoa có mã số, thông tin kích cỡ,… trùng khớp với loại dây mà máy giặt của bạn đang dùng. Bạn có thể dễ dàng phân biệt dựa vào các thông số được nhà sản xuất in trực tiếp lên dây Curoa.

Hướng dẫn các bước thay dây Curoa máy giặt

khi nào cần thay dây curoa máy giặt
Thay thế dây curoa máy giặt
  1. Rút dây cắm máy giặt ra khỏi ổ điện hoặc ngắt nguồn điện trước khi thực hiện thao tác thay mới dây Curoa
  2. Kiểm tra và xác định vị trí nắp thùng của máy giặt, nắp thùng có thể nằm ở phía bên hông hoặc ở sau lưng của máy giặt.
  3. Lấy nắp thùng máy giặt ra bằng cách dùng tua vít để xoay mở những con ốc.
  4. Dùng một miếng vải lót có khả năng thấm hút tốt để lót phía bên dưới máy giặt để bảo vệ máy giặt khỏi bị trầy xước trong quá trình thay sửa. Đồng thời miếng lót sẽ thấm hút hết nước bên trong máy giặt rò rỉ ra, sàn nhà sẽ không bị bẩn.
  5. Đặt máy giặt nằm xuống miếng lót, sao cho tư thế máy giúp bạn dễ dàng thao tác việc thay dây.
  6. Xác định vị trí dây Curoa máy giặt (sợi dây cao su màu đen).
  7. Tháo kẹp nối khớp cao su, vệ sinh vành đai cùng các thiết bị cho sạch sẽ.
  8. Trượt dây Curoa cũ ra khỏi việc truyền tải và động cơ ròng rọc.
  9. Thay thế dây Curoa mới vào vị trí cũ của dây Curoa cũ, bằng cách trượt nó qua việc truyền tải và động cơ ròng rọc.
  10. Kết nối lại khớp nối cao su và kẹp trên vành đai máy giặt.
  11. Lắp lại nắp máy giặt và đặt máy trở lại vị trí thẳng đứng ban đầu.
  12. Cắm lại dây điện và cho máy chạy thử 1 chương trình để đảm bảo rằng máy đã chạy tốt như mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan